Đây là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur… Viêm thận được chia làm hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp trong các bệnh thận ở trẻ từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hay do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây ra bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.

 Người ta làm thực nghiệm đưa một lượng vi khuẩn vào bể thận động vật, vi khẩn được dòng nước tiểu đào thải nhanh ra khỏi đường tiết niệu mà không gây được viêm đường tiết niệu. Biểu mô đường tiết niệu có khả năng bảo vệ cao chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trái lại, nước tiểu lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ứ đọng nước tiểu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong nước tiểu. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên nhiều (trên 105 vi khuẩn/ml nước tiểu) thì vi khuẩn có thể bám dính và gây tổn thương biểu mô đường tiết niệu. Biểu mô đường tiết niệu bị tổn thương (chẳng hạn do sỏi) cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

 Viêm thận-bể thận cấp thường xảy ra khi có các điều kiện sau:

+ Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi,  do u, do niệu quản bị chèn ép, do các bất thường của đường tiết niệu.

+ Thiếu nước làm lượng nước tiểu ít, dòng nước tiểu chậm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

+ Sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hoặc đề kháng của biểu mô đường tiết niệu kém. Tổn thương biểu mô đường tiết niệu do sỏi, do các thủ thuật chẩn đoán và điều trị.

+ Sau thông tiểu hoặc làm các thủ thuật đặt catheter đường tiết niệu.

          Phổ vi khuẩn gây viêm thận-bể thận cấp giống như phổ vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu thấp, chủ yếu là vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn gram âm. Viêm thận-bể thận cấp thường xảy ra tiếp sau viêm đường tiết niệu thấp, nhưng cũng có thể không có triệu chứng của viêm đường tiết niệu thấp đi trước mà xuất hiện ngay triệu chứng của viêm thận-bể thận cấp. Con đường xâm nhập của vi khuẩn thường là đường ngược dòng, tuy nhiên cũng có thể vi khuẩn xâm nhập theo đường máu như khi bị nhiễm khuẩn huyết hoặc theo đường lân cận nhưng hiếm gặp.

Đăng ký khám ngay

Gọi ngay Fanpage