Địa chỉ phòng khám:
205 Lạc Hồng, P.Vĩnh Hiệp, TP.Rạch Giá, T.Kiên Giang
Loãng xương không gây đau cột sống, tuy nhiên loãng xương làm cột sống suy yếu nên không giữ được vai trò là cột trụ cho cơ thể và dần dần không chịu được bởi những tác động từ bên ngoài nên một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy xương.
Nếu loãng xương trầm trọng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đôi khi bị liệt. Một số người bị loãng xương trầm trọng có thể bị thay đổi hình dạng (biến dạng xương và hình dạng cơ thể), ốm đau và giảm tuổi thọ vì bệnh đau hông lưng và chân.
Loãng xương hay gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh.
Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 30 tuổi. Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới làm mất dần cấu trúc xương.
Giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị mất dần một lượng tổ chức xương nhất định hàng năm như sau:
- Xương xốp: mất khoảng 1%/năm;
- Xương chắc: khoảng 0.5%/ năm.
Ở thời kỳ mãn kinh tỷ lệ mất xương tăng đến 2 -3 %/năm. Sau 8-10 năm, tỷ lệ mất xương trở lại 0.5% đối với xương xốp và 1% đối với xương chắc.
Theo các chuyên gia y tế, nếu người dân trên 65 tuổi hay chưa đến 65 tuổi nhưng đã qua giai đoạn mãn kinh và có nguy cơ mắc chứng loãng xương nên kiểm tra mật độ xương 1-2 năm một lần.
(Sưu tầm)
Phòng khám đa khoa Trung Cang có thể giúp gì cho bạn?
Hotline: 088 874 3399 Email: pkdktrungcang@pkdktrungcang.com