1. Nội soi tai mũi họng là gì?

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật thăm khám bằng cách đưa ống nội soi chuyên dụng (ống optic có đầu vát từ 0 - 75 độ) có gắn đèn soi sáng và camera siêu nhỏ vào sâu các ngóc ngách của vùng tai, mũi, họng. Khi đó, hình ảnh bên trong của các bộ phận này được hiển thị phóng to trên màn hình tivi, giúp bác sĩ chuyên khoa nhận biết vị trí và mức độ tổn thương, từ đó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

 

Ưu điểm của nội soi tai mũi họng:

- Bác sĩ dễ dàng quan sát trực tiếp và rõ nét những biến đổi về kích thước, màu sắc, phát hiện tình trạng viêm nhiễm bên trong vùng tai mũi họng mà các dụng cụ khám tai mũi họng thông thường không thể làm được.

- Hình ảnh nội soi được ghi lại, tiện cho việc theo dõi tình trạng bệnh.

- Nội soi giúp phát hiện sớm các bệnh về ung thư, đặc biệt ung thư hầu - họng, khối u thanh quản (ung thư thanh quản, bướu máu thanh quản...). Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện khối u bất thường, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết, dùng dụng cụ lấy một mẫu mô nhỏ gửi xét nghiệm để kiểm tra u lành tính hay ác tính.

- Nội soi tai mũi họng có thể phát hiện nhiều bệnh lý, như:

  • Các bệnh về tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, rò luân nhĩ, tắc vòi nhĩ, rối loạn vận động vòi nhĩ gây ù tai...
  • Các bệnh về mũi – xoang: viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, polyp mũi,  phì đại cuốn mũi, vẹo vách ngăn, gai vách ngăn mũi, viêm xoang…
  • Các bệnh về họng: viêm Amidan, viêm VA, viêm vòm họng, nang vòm họng, bệnh lý hạ họng...
  • Các bệnh về thanh quản: viêm thanh quản, Papilloma thanh quản (u lành tính thanh quản), lao thanh quản, polyp thanh quản, nang dây thanh, liệt dây thanh âm…

- Hỗ trợ điều trị rửa mũi, lấy các dị vật ở tai, mũi, họng.

2. Khi nào nên nội soi tai mũi họng?

Nội soi tai mũi họng là chỉ định chẩn đoán cần thiết khi người bệnh gặp các triệu chứng sau:

  • Đau tai, ù tai, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai, giảm thính lực, điếc đột ngột.
  • Nghẹt mũi, nằm và phải thở bằng miệng, chảy mũi xanh, nói giọng mũi.
  • Chảy máu mũi: Nội soi giúp phát hiện tình trạng chảy máu, điểm chảy máu, bác sĩ thực hiện thủ thuật cầm máu kịp thời.
  • Được chẩn đoán bị viêm xoang và đã chụp X-Quang hoặc CT… có thể nội soi để tìm nguyên nhân chính xác gây viêm.
  • Ho liên tục kéo dài nhiều ngày không khỏi.
  • Đau họng, ngứa họng lâu ngày, hoặc có kèm theo mủ.
  • Khô miệng, mùi hôi bất thường ở miệng, khó nuốt nước bọt, nuốt nghẹn.
  • Hụt hơi khi nói, khàn tiếng kéo dài.
  • Nổi hạch cổ ở góc hàm, hạch nhỏ, chắc, không đau (thường tình cờ phát hiện).
  • Mắc dị vật ở tai, mũi, họng (thường gặp ở trẻ nhỏ).
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

3. Quy trình nội soi tai mũi họng

- Nội soi tai: 

  • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, bác sĩ đưa ống nội soi theo trục ống tai ngoài, quan sát màng nhĩ quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ, cán búa.

- Nội soi mũi:

  • Người bệnh ngả đầu ra sau một góc 15 độ. 
  • Bác sĩ đặt một đoạn que gòn đã tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi người bệnh trong khoảng 5 phút. Thuốc co mạch giúp cho các cuốn mũi co lại, hốc mũi rộng hơn để ống soi đưa vào dễ dàng. Thuốc tê làm giảm cảm giác đau khi soi.
  • Đưa ống soi vào hốc mũi, lên phía ngách sàng bướm, vị trí sau khe mũi. Hình ảnh sẽ được hiển thị lên màn hình và ghi lại nếu có vấn đề.

- Nội soi họng – thanh quản:

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân buông thẳng.
  • Bác sĩ đưa ống nội soi vào họng trên bề mặt lưỡi theo hướng từ ngoài vào trong nhằm quan sát các vị trí bề mặt lưỡi, lưỡi gà, eo họng, hai amidan, đáy lưỡi thanh nhiệt, xoang lê hai bên, thanh môn, sụn phễu và dây thanh.

5. Những lưu ý khi nội soi tai mũi họng

Để phòng ngừa biến chứng do nội soi tai mũi họng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tập trung tinh thần cao độ, ngồi yên, không cử động, không cúi người hoặc xoay chuyển đột ngột.

- Đối với trẻ nhỏ: Bố Mẹ hoặc người nhà đi cùng cần giải thích rõ để trẻ chuẩn bị tâm lý và hợp tác trong quá trình nội soi, trấn an ngay khi trẻ có tâm lý lo sợ. Ở trẻ dưới 5 tuổi, Mẹ cần bế trẻ ngồi trên ghế nội soi, dựa lưng vào người mẹ, tay phải mẹ đặt lên trán giữ đầu trẻ, tay trái ôm ngang bụng giữ chặt 2 tay trẻ và kẹp 2 chân bé vào 2 chân mẹ.

- Đối với trẻ sơ sinh, chỉ định nội soi tai mũi họng cần hạn chế, chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết nhất. Khi đó, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể cho người nhà.

- Thăm khám và nội soi tai mũi họng tại những địa chỉ uy tín để chẩn đoán và điều trị hiệu quả, an toàn.

Tại Kiên Giang, Phòng khám đa khoa Trung Cang được nhiều người lựa chọn khi gặp vấn đề về tai, mũi, họng. Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại đây có nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đã từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn.

PKĐK Trung Cang khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý tai mũi họng thường gặp, tầm soát ung thư, nội soi tai, mũi, họng đạt độ chính xác cao về kỹ thuật.

Đăng ký khám ngay

Gọi ngay Fanpage