alt

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT BỆNH LÝ TIM MẠCH

  Thứ Mon, 11/05/2020

👉 Biên soạn: Tiến sĩ Bác sĩ Huỳnh Trung Cang - Trưởng khoa Nội tim mạch – BVĐK Kiên Giang

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO)

- Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

- Theo thống kê năm 2016 toàn thế giới có 17,9 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch, chiếm 31% tổng số tử vong toàn cầu. Trong đó 85% là tử vong do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

- ¾ Bệnh tim mạch lại xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

- Hầu hết bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng thay đổi hành vi nguy cơ như: ngưng thuốc lá, chế độ ăn tốt cho sức khỏe, giảm cân, vận động thể lực và ngưng lạm dụng rượu.

- Người đang bệnh tim mạch hay có nguy cơ cao bệnh tim mạch (như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, tiền căn gia đình bệnh tim mạch sớm) cần xác định sớm để tư vấn và điều trị kịp thời.

💟💟 Bệnh tim mạch là bệnh gì?

Bệnh tim mạch là một nhóm bệnh về tim và mạch máu bao gồm:

- Bệnh động mạch vành tim: bệnh của động mạch vành cung cấp máu cho tim;

- Bệnh mạch máu não: bệnh của mạch máu cung cấp máu cho não;

- Bệnh động mạch ngoại biên: bệnh của mạch máu cung cấp máu cho chân và tay;

- Bệnh thấp tim: tổn thương cơ tim, van tim do sốt thấp, gây ra do vi trùng streptococcus;

- Bệnh tim bẩm sinh: bất thường cấu trúc tim tồn tại từ lúc sinh;

- Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: máu đông ở tĩnh mạch chân di chuyển lên tim và phổi.

Nhồi máu cơ tim và nhồi máu não cấp thường là do tắc mạch máu đến nuôi tim và não cấp tính. Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não thường là do kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.

☘️☘️ Những yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

- Nữ > 55 tuổi, nam > 45 tuổi

- Gia đình có quan hệ trực hệ (anh, chị, em ruột, cha, mẹ ruột) bệnh tim mạch sớm. Cha, anh, em trai bị bệnh tim mạch trước 55 tuổi. Mẹ, chị em gái bị bệnh tim mạch trước 65 tuổi.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

- Hút thuốc lá

- Rối loạn mỡ máu

- Tăng huyết áp

- Đái tháo đường

- Lối sống ít vận động

- Thừa cân, béo phì

⭐️⭐️ Những triệu chứng của bệnh tim mạch là gì?

Thông thường bệnh tim mạch tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng. Nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não có thể là biểu hiện cảnh báo đầu tiên của bệnh tim mạch tiềm ẩn. Triệu chứng của bệnh tim mạch bao bồm:

- Đau hay khó chịu ngay giữa ngực sau xương ức, có một số trường hợp đau vùng thượng vị.

- Cảm giác như bớp nghẹt, đè nặng, như dao đâm tùy ngưỡng đau của bệnh nhân.

- Khởi phát sau gắng sức, stress, đôi khi khởi phát đột ngột do không ổn định.

- Cơn đau ngực kéo dài > 5 - 10 phút

- Cơn đau ngực có thể lan lên cằm, hàm, vai trái, cánh tay trái.

- Thường có triệu chứng đi kèm như: khó thở khi nằm, khi gắng sức (đi lại), vã mồ hôi, nôn ói, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, bồn chồn…

- Giảm đau khi nghỉ ngơi hay có ngậm thuốc Nitroglycerin dưới lưỡi.

- Khó thở khi gắng sức, đi bộ nhanh, lên lầu cao, khó thở kịch phát về đêm…

- Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi gắng sức nhẹ, thậm chí khó thở ngay trong các hoạt động thường ngày và khi nằm đầu ở tư thế thấp. Cơn khó thở có thể đến đột ngột và khiến bạn thức giấc, kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn.

Những bệnh nhân có triệu chứng trên cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm sao để giảm nguy cơ tim mạch?

• Khám sức khỏe định kỳ tầm soát yếu tố nguy cơ

• Kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu

• Kế hoạch ngưng thuốc lá.

• Kiểm soát cân nặng

• Kiểm soát đường huyết

• Chế độ ăn lành mạnh

• Chế độ tập luyện thể dục

🌼🌼🌼🌼 Hiện tại Phòng khám đa khoa Trung Cang có các gói khám sức khỏe tổng quát, gói khám tầm soát tim mạch. Tại đây, khách hàng sẽ được kiểm tra tổng quát và chuyên sâu bệnh lý về tim bằng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại: xét nghiệm các chỉ số nguy cơ, siêu âm, Xquang,…, tư vấn chăm sóc sức khỏe sau khám

Viết bình luận của bạn:
Gọi ngay Fanpage